Doanh số thương mại điện tử TP.HCM đạt gần 11 tỷ USD

Năm 2023, TP.HCM là địa phương có doanh số mua hàng thương mại điện tử cao nhất nước, đạt 6,2 tỷ USD chiếm 29% quy mô cả nước, doanh số bán hàng thương mại điện tử (được tính theo vị trí đặt kho hàng) đạt 4,7 tỷ USD… 

图片[1]-Doanh số thương mại điện tử TP.HCM đạt gần 11 tỷ USD-Tư vấn Việt

Với tốc độ tăng trưởng doanh thu thương mại điện tử lên tới 37%, TP.HCM là địa phương có thị trường hoạt động thương mại điện tử sôi động, có quy mô và tốc độ tăng trưởng lớn nhất cả nước.

Theo Sở Công thương TP.HCM, năm 2023, TP.HCM là địa phương có doanh số mua hàng thương mại điện tử cao nhất nước, đạt 6,2 tỷ USD chiếm 29% quy mô cả nước; doanh số bán hàng thương mại điện tử (được tính theo vị trí đặt kho hàng) đạt 4,7 tỷ USD, chiếm 23% quy mô thương mại điện tử cả nước, tăng trưởng 37% so cùng kỳ, sản lượng đạt 440 triệu sản phẩm, tăng gần 45,2% so với cùng kỳ. như

Tổng doanh thu thương mại điện tử tăng, ngược lại số lượng nhà bán hàng trực tuyến giảm 18,5%, qua đó cho thấy thị trường thương mại điện tử đang sàng lọc và ngày càng cạnh tranh gay gắt. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm, lựa chọn nhà bán hàng uy tín, nhà bán hàng trực tuyến nào không có chiến lược phù hợp sẽ khó tồn tại trên thị trường.

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng là nơi đặt trụ sở làm việc của hầu hết các doanh nghiệp và dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử lớn của cả nước, là địa phương luôn dẫn đầu các xu thế mới về thương mại điện tử.

Thực hiện Quyết định số 313/QĐ-UBND (ngày 21/01/2022) của UBND TP.HCM về phê duyệt Kế hoạch tổng thể Phát triển thương mại điện tử trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2021-2025, Sở Thông tin và Truyền thông cùng Sở Công thương chính thức ký kết một thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm mục tiêu tăng cường sự phát triển của truyền thông, chuyển đổi số và thương mại điện tử trong thời kỳ số hóa.

Thỏa thuận này nhấn mạnh vào việc phối hợp chặt chẽ giữa hai sở ngành để tận dụng tối đa tiềm năng của môi trường số. Theo đó, 02 sở cùng nhau tổ chức tập huấn, tuyên truyền nâng cao kiến thức, nghiệp vụ quản lý nhà nước về thương mại điện tử, giao dịch điện tử và cung cấp nội dung thông tin trên sàn thương mại điện tử, mạng xã hội và mạng internet cho cá nhân, thương nhân trên địa bàn thành phố.

Ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, cho biết: “Chúng tôi hy vọng sẽ tạo ra một hệ sinh thái đầy đủ, từ truyền thông số đến thương mại điện tử, đồng thời đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho người tiêu dùng và doanh nghiệp khi giao dịch điện tử thông qua các khóa đào tạo kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử, xây dựng phát triển các kênh bán hàng, hỗ trợ tư vấn pháp lý trong việc phát triển kênh và sáng tạo nội dung; an toàn giao dịch điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt… trên môi trường mạng internet cho hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp theo nhu cầu, khả năng của doanh nghiệp”.

Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM, sự hợp tác giữa hai sở ngành sẽ mở ra cơ hội mới và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và tiểu thương trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, nhu cầu chuyển đổi số và thương mại điện tử.

Thời gian tới, hai sở dự kiến sẽ triển khai các hoạt động chung như tổ chức hội thảo, đào tạo, và nghiên cứu phối hợp để thúc đẩy sự phát triển của hai lĩnh vực trong thời gian tới. Các nội dung hợp tác mang tính chất định hướng vì lợi ích của cộng đồng, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển hoạt động giao dịch thương mại trực tuyến và phát triển kinh tế số trên địa bàn thành phố.

Với việc ký kết thỏa thuận này, việc giới thiệu, quảng bá về chợ truyền thống trên địa bàn, sự hấp dẫn của nền văn hóa và lịch sử, điểm đến không thể bỏ qua cho du khách và những người yêu thích văn hóa địa phương.

Tại đây, du khách có cơ hội tiếp xúc với những sản phẩm thủ công truyền thống, thưởng thức các món ăn đặc sản, và trò chuyện với những người dân địa phương để hiểu rõ hơn về lối sống và tâm hồn, là nơi để tìm hiểu và trải nghiệm sâu hơn về văn hóa địa phương…

THE END